Thêm hoài nghi về động cơ WHO 'tán dương Trung Quốc'

07/04/2020
792

Thứ hai, 6/4/2020, 14:34 (GMT+7)

Thêm hoài nghi về động cơ WHO 'tán dương Trung Quốc'

Tổng giám đốc WHO từng ca ngợi Trung Quốc "câu giờ" cho thế giới có thêm thời gian ứng phó với Covid-19, nhưng nhiều người hoài nghi về điều này.

Trở về sau chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 2, nhóm chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mô tả quốc gia châu Á này đã thực hiện nỗ lực khống chế dịch bệnh "tham vọng, nhanh chóng và quyết liệt nhất thế giới". Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố rằng biện pháp phong tỏa của Trung Quốc đã giúp "câu giờ" để thế giới chuẩn bị ứng phó đại dịch.

Nếu những tuyên bố này của Tedros và các quan chức WHO là chính xác, Trung Quốc chính là "hình mẫu chống Covid-19" cho toàn thế giới. 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ  hôm 28/2. Ảnh: Reuters. 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ  hôm 28/2. Ảnh: Reuters. 

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc không những không giúp thế giới có thêm thời gian, Trung Quốc còn đẩy nhân loại vào tình thế nguy hiểm khi công bố những dữ liệu về sự lây lan của dịch bệnh một cách không nhất quán, thậm chí là bị tô vẽ. Trung Quốc cũng bị tố "giấu dịch" khi khiển trách những người đầu tiên cảnh báo về nCoV và phớt lờ những bằng chứng đầu tiên về khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Giới chức Trung Quốc đã thay đổi cách tính số ca nhiễm không dưới 8 lần kể từ khi Covid-19 bùng phát vào tháng 12/2019 và mới bắt đầu thống kê số ca nhiễm không triệu chứng từ tuần trước.

Khi bắt đầu công bố dữ liệu dịch bệnh hàng ngày hồi tháng 1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đưa ra tiêu chí xác định ca nhiễm nCoV hẹp hơn hiện nay rất nhiều. Bệnh nhân chỉ được xếp vào danh sách nghi nhiễm nếu xuất hiện đủ 4 triệu chứng, gồm được chẩn đoán viêm phổi khi chụp lồng ngực, cũng như phải từng tới hoặc tiếp xúc gián tiếp với chợ hải sản ở Vũ Hán trong vòng hai tuần trước đó. Với các tiêu chí này, hàng chục nghìn ca nhiễm dạng nhẹ đã không được đưa vào số liệu thống kê.

Đến nay, tình báo Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại rằng số liệu thống kê số ca nhiễm của Trung Quốc không chính xác, bởi Trung Quốc bị Covid-19 tấn công trước các quốc gia khác nhiều tuần, nhưng đến nay chỉ báo cáo gần 82.000 ca nhiễm. 

Nhiều người cho rằng có thể nhìn thấy sự phi lý này của Trung Quốc khi so sánh với Mỹ. Quốc gia này ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hồi giữa tháng 1 và hiện báo cáo gần 336.000 ca nhiễm, hơn 4 lần so với Trung Quốc, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, Anh, quốc gia có dân số chưa bằng 5% của Trung Quốc và chậm trễ xét nghiệm, cũng đã phát hiện hơn 47.000 ca nhiễm. 

"Covid-19 là đòn giáng vào nền kinh tế Trung Quốc nên họ đã nỗ lực để giảm số ca nhiễm nhanh nhất có thể. Và chúng tôi lo ngại rằng khi tìm cách làm điều đó, họ đã 'giấu' số liệu thực tế về những gì đã xảy ra ở đây. Chúng tôi không tin những số liệu đó", Iain Duncan Smith, nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh, tuyên bố.

"Sứ mệnh của WHO là đảm bảo an toàn cho mọi người ở bất kỳ đâu và đó chính là điều mà các chuyên gia y tế cộng đồng và nhà khoa học của chúng tôi đang làm. Tư cách cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc của WHO được các quốc gia quyết định và điều này không ảnh hưởng tới sứ mệnh của WHO, một tổ chức hoạt động dựa trên chứng cứ, có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe toàn cầu", một phát ngôn của WHO cho hay.

Những người ủng hộ Tổng giám đốc WHO cho rằng với tư cách cựu bộ trưởng y tế và sau đó là ngoại trưởng Ethiopia, ông Tedros là người có thiên hướng ngoại giao, nên những lời ca ngợi Trung Quốc của ông là nhằm đảm bảo quốc gia này tiếp tục chia sẻ những thông tin quan trọng.

Tuy nhiên, một số người lại cho rằng chính Trung Quốc là nước đã có nhiều tác động để Tedros có được vị trí như hiện nay. Theo đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tích cực vận động cho ông Tedros trong cuộc bầu cử ghế tổng giám đốc WHO năm 2017. Trung Quốc được cho là đã sử dụng những cam kết về tài chính làm đòn bẩy để lôi kéo các quốc gia đang phát triển bầu cho Tedros, từ đó giúp ông vượt qua ứng cử viên David Nabarro của Anh để trở thành người đứng đầu WHO.

Cập nhật: 7:20, 7/4|Nguồn: WorldOMeters

  Nhiễm Tử vong
Mỹ 366,906 10,868
Tây Ban Nha 136,675 13,341
Italy 132,547 16,523
Đức 103,374 1,810
Pháp 98,010 8,911
Trung Quốc 81,708 3,331
Iran 60,500 3,739
Anh 51,608 5,373
Thổ Nhĩ Kỳ 30,217 649
Thụy Sỹ 21,657 765
Bỉ 20,814 1,632
Hà Lan 18,803 1,867
Canada 16,667 323
Áo 12,297 220
Brazil 12,183 564
Bồ Đào Nha 11,730 311
Hàn Quốc 10,284 186
Israel 8,904 57
Thụy Điển 7,206 477
Nga 6,343 47
Australia 5,895 45
Na Uy 5,865 76
Ireland 5,364 174
Czech 4,822 78
Chile 4,815 37
Ấn Độ 4,778 136
Đan Mạch 4,681 187
Ba Lan 4,413 107
Romania 4,057 176
Malaysia 3,793 62
Pakistan 3,766 53
Ecuador 3,747 191
Philippines 3,660 163
Nhật Bản 3,654 85
Luxembourg 2,843 41
Saudi Arabia 2,605 38
Peru 2,561 92
Indonesia 2,491 209
Thái Lan 2,220 26
Serbia 2,200 58
Phần Lan 2,176 27
Mexico 2,143 94
Panama 2,100 55
UAE 2,076 11
Qatar 1,832 4
Cộng hòa Dominica 1,828 86
Hy Lạp 1,755 79
Nam Phi 1,686 12
Argentina 1,628 53
Colombia 1,579 46
Iceland 1,562 6
Algeria 1,423 173
Singapore 1,375 6
Ai Cập 1,322 85
Ukraine 1,319 38
Croatia 1,222 16
Morocco 1,120 80
Estonia 1,108 19
New Zealand 1,106 1
Iraq 1,031 64
Slovenia 1,021 30
Moldova 965 19
Hong Kong 915 4
Lithuania 843 15
Armenia 833 8
Bahrain 756 4
Hungary 744 38
Diamond Princess 712 11
Belarus 700 13
Bosnia & Herzegovina 674 29
Kuwait 665 1
Kazakhstan 662 6
Cameroon 658 9
Azerbaijan 641 7
Tunisia 596 22
Macedonia 570 23
Bulgaria 549 22
Latvia 542 1
Lebanon 541 19
Slovakia 534 2
Andorra 525 21
Costa Rica 467 2
Cyprus 465 9
Uzbekistan 457 2
Uruguay 415 6
Albania 377 21
Đài Loan 373 5
Afghanistan 367 11
Burkina Faso 364 18
Cuba 350 9
Jordan 349 6
Reunion 349  
Oman 331 2
Channel Islands 323 7
Ivory Coast 323 3
Honduras 298 22
San Marino 277 32
Palestine 254 1
Niger 253 10
Việt Nam 245  
Mauritius 244 7
Malta 241  
Nigeria 238 5
Montenegro 233 2
Senegal 226 2
Kyrgyzstan 216 4
Ghana 214 5
Georgia 188 2
Bolivia 183 11
Faeroe Islands 183  
Sri Lanka 178 5
Venezuela 165 7
Mayotte 164 2
DRC 161 18
Kenya 158 6
Martinique 151 4
Guadeloupe 139 7
Isle of Man 139 1
Brunei 135 1
Guinea 128  
Bangladesh 123 12
Campuchia 114  
Paraguay 113 5
Gibraltar 109  
Trinidad & Tobago 105 8
Rwanda 105  
Djibouti 90  
Madagascar 82  
Liechtenstein 77 1
Monaco 77 1
Guiana 72  
Aruba 71  
Guatemala 70 3
El Salvador 69 4
Barbados 60 2
Jamaica 59 3
Togo 58 3
Uganda 52  
Mali 47 5
Congo 45 5
Ethiopia 44 2
Macau 44  
French Polynesia 42  
Bermuda 39 2
Quần đảo Cayman 39 1
Zambia 39 1
Sint Maarten 37 6
Bahamas 33 5
Saint Martin 32 2
Guyana 31 4
Eritrea 31  
Benin 26 1
Gabon 24 1
Haiti 24 1
Tanzania 24 1
Myanmar 22 1
Syria 19 2
Libya 19 1
Maldives 19  
Guinea-Bissau 18  
New Caledonia 18  
Angola 16 2
Guinea Xích Đạo 16  
Namibia 16  
Antigua and Barbuda 15  
Dominica 15  
Mông Cổ 15  
Liberia 14 3
Fiji 14  
Saint Lucia 14  
Curacao 13 1
Sudan 12 2
Grenada 12  
Lào 12  
Greenland 11  
Seychelles 11  
Suriname 10 1
Zimbabwe 10 1
Mozambique 10  
Saint Kitts and Nevis 10  
Eswatini 10  
MS Zaandam 9 2
Nepal 9  
Chad 9  
Turks and Caicos 8 1
CAR 8  
Belize 7 1
Cabo Verde 7 1
Vatican City 7  
St. Vincent Grenadines 7  
Somalia 7  
Botswana 6 1
Mauritania 6 1
Nicaragua 6 1
Montserrat 6  
St. Barth 6  
Sierra Leone 6  
Bhutan 5  
Malawi 5  
Gambia 4 1
Sao Tome and Principe 4  
Western Sahara 4  
Anguilla 3  
Quần đảo Virgin thuộc Anh 3  
Burundi 3  
Caribbean Netherlands 2  
Falkland 2  
Papua New Guinea 2  
Saint Pierre Miquelon 1  
Nam Sudan 1  
Timor-Leste 1  
1,345,653Nhiễm
74,644Tử vong
278,413Khỏi
  • Việt Nam
  • Thế giới

Số liệu ca nhiễm chính thức của Trung Quốc không phải là thông tin duy nhất tác động tới cách các quốc gia khác chuẩn bị ứng phó với nCoV. Giới chức Trung Quốc từng tuyên bố rằng không có bằng chứng rõ ràng về việc nCoV truyền từ người qua người, khi dường như đã bỏ qua những dấu hiệu sớm cho thấy nhiều bệnh nhân bị lây virus từ người khác.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa The Lancet có đồng tác giả là bác sĩ thuộc Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, lưu ý rằng vợ của người đầu tiên chết vì Covid-19 cũng "xuất hiện triệu chứng viêm phổi và phải nhập viện điều trị cách ly". 

Nghiên cứu có tên "Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc" này không nói rằng người phụ nữ nhiễm bệnh từ chồng, nhưng chỉ ra cô chưa từng tiếp xúc với chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán.

Một nghiên cứu tương tự cũng từng khẳng định chỉ có một trong 4 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng liên quan tới chợ hải sản Hoa Nam, là dấy lên hoài nghi về những tuyên bố trước đó ở Vũ Hán rằng nCoV khởi phát từ các khu chợ bán thịt tươi sống.

Tờ Wall Street Journal cho hay một phụ nữ bán tôm có tên Ngụy Quế Hiền là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhiễm nCoV, khi xuất hiện những triệu chứng từ ngày 10/12. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giờ đây tin rằng dịch bệnh này đã bắt đầu lây lan ở Trung Quốc từ trước đó. Một bài đăng trên tạp chí The Lancet cho rằng Covid-19 có thể đã khởi phát từ trước đó một tuần rưỡi, tức ngày 1/12. 

Trong khi đó, tờ South China Morning Post ở Hong Kong dẫn một tài liệu mật của chính quyền Trung Quốc đại lục cho rằng những bệnh nhân đầu tiên của Covid-19 có thể bị nhiễm bệnh từ ngày 17/11. Nếu thông tin này chính xác và dịch được công bố sớm hơn, mọi thứ có thể đã rất khác. Nghiên cứu của Đại học Southampton, Anh chỉ ra rằng 95% ca nhiễm có thể tránh được nếu Trung Quốc hành động sớm hơn ba tuần.

"Việc Trung Quốc chậm trễ khoảng 3-4 tuần khi báo cáo về nCoV cho WHO có thể đã khiến hàng trăm nghìn người trên toàn cầu phải trả giá bằng tính mạng của mình. Do đó, Trung Quốc không xứng đáng được ca ngợi", giáo sư Larry Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác về Luật y tế cộng đồng và Nhân quyền thuộc WHO, khẳng định.

Người được cho là gióng lên hồi chuông báo động đầu tiên về Covid-19 của Trung Quốc là Ngải Hương, bác sĩ tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, người đã đăng thông tin về loại virus lạ trên WeChat ngày 30/12. Cuối ngày hôm đó, bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng công tác ở bệnh viện này, cũng cảnh báo với bạn bè trên WeChat về loại virus mà anh tin có thể nguy hiểm hơn SARS. 

Cả hai bác sĩ này đều bị khiển trách với cáo buộc lan truyền thông tin sai lệch về dịch bệnh. Sau đó, chỉ trong hai ngày, 8 bác sĩ khác cũng bị công an Vũ Hán triệu tập vì thảo luận về virus mới trên mạng xã hội. Theo truyền thông Trung Quốc, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đã yêu cầu tất cả phòng thí nghiệm dừng xét nghiệm các mẫu sinh phẩm virus mới và tiêu hủy hết những mẫu hiện có.

John Mackenzie, thành viên của ủy ban ứng phó khẩn cấp thuộc WHO và giáo sư danh dự của Đại học Curtin ở Australia, hồi tháng 2 nói với tờ Financial Times rằng một số phản ứng ban đầu của Trung Quốc là "đáng trách" và ông tin rằng họ "cố tình giấu dịch một thời gian".

Rất nhiều thông tin trên truyền thông Trung Quốc cũng chứng mình cho những hoài nghi của ông Mackenzie, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros đã "né" những chỉ trích của giáo sư Mackenzie. Ông nói rằng không thể bình luận về việc liệu Trung Quốc có "giấu dịch" hay không, nhưng xem điều đó là "phi lý" bởi nếu vậy, số ca nhiễm trên toàn thế giới sẽ phải cao hơn. Đó là vào tháng hai, khi số ca nhiễm ngoài Trung Quốc vẫn còn "rất ít". Còn hiện giờ, số ca tử vong vì nCoV trên toàn cầu là hơn 69.000 người.

Chủ tịch Tập Cận Bình vẫy tay với người dân Vũ Hán trong chuyến thăm hồi tháng 3. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Tập Cận Bình vẫy tay với người dân Vũ Hán trong chuyến thăm hồi tháng 3. Ảnh: Xinhua.

Vị thế của WHO trong đại dịch lần này cũng khác hẳn so với cuộc khủng hoảng SARS năm 2003, khi Gro Harlem Brundtland là tổng giám đốc. Khi WHO tuyên bố cảnh báo toàn cầu về SARS năm 2003, số ca nhiễm trên toàn cầu chỉ hơn 150. Nhưng với Covid-19, WHO chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu sau khi gần 10.000 người đã nhiễm bệnh. 

"WHO có vẻ thường xuyên hạ thấp mức độ phản ứng của Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch. Chỉ trích Trung Quốc có lẽ không phải là chính sách ngoại giao khôn ngoan, nhưng tôi tin WHO có thể có cách tiếp cận cân bằng hơn", Hoàng Nghiêm Trung, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và là tác giả của bài báo về phản ứng với SARS, nhận định.

WHO lên tiếng phủ nhận khi nói rằng đã điều phối phản ứng quốc tế để chống Covid-19 "một cách minh bạch", bằng cách công bố những thông tin quan trọng trên website của mình để giúp các cá nhân và quốc gia ứng phó với đại dịch.

"Một phần nhiệm vụ của WHO là thông tin cho tất cả thành viên và chúng tôi đang làm điều đó thông qua các cuộc trao đổi song phương và các cuộc họp hàng tuần với sự tham dự của đại diện tất cả các nước. Xuyên suốt đại dịch, chúng tôi đã tổ chức những cuộc họp và thảo luận thường xuyên giữa lãnh đạo WHO và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới", một người phát ngôn của WHO khẳng định.

Tiến sĩ Nabarro, người từng là ứng viên tranh cử vị trí tổng giám đốc và hiện là đặc phái viên của WHO, chỉ ra rằng ông Tedros có thể đã có cách tiếp cận cân bằng.  "Trung Quốc xây dựng cấu trúc gen của nCoV rất nhanh và điều đó đã giúp chúng tôi rất nhiều trong thời điểm dịch bắt đầu. Chúng tôi biết ơn về điều đó cũng như về tất cả thông tin về Covid-19 đã được cung cấp", ông Nabarro nói.

"Khi đại dịch qua đi, tất cả chính phủ đều phải rút kinh nghiệm về nó. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm làm vậy và đó là điều nên làm", ông Nabarro nói thêm. 

Giáo sư Gostin, người từng là phát ngôn viên của tiến sĩ Nabarro trong cuộc tranh cử vị trí tổng giám đốc WHO, không tỏ ra rộng lượng như vậy. "Khi chúng ta nhìn lại và thấy rằng có quá nhiều sự ca ngợi dành cho Trung Quốc, liệu điều đó có gửi đi một thông điệp rằng quyền công dân không quan trọng như chúng ta vẫn tưởng. Tôi tin rằng dù thế nào, sự thật vẫn chiến thắng", Gostin nói. 

Thanh Tâm (Theo Telegrap

Copy Vnexpress.net

https://vnexpress.net/them-hoai-nghi-ve-dong-co-who-tan-duong-trung-quoc-4080321.html


Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: